Là những nhà kinh doanh thì ai cũng muốn đặt tên thương hiệu của mình thật ấn tượng, dễ nhớ, dễ đàn tiếp cận được với thị hiếu của khách hàng. Nhưng hiện nay, những nhà kinh doanh đã gặp phải những sai lầm khi đặt tên thương hiệu.
Vậy những sai lầm khi đặt tên thương hiệu là gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 5 sai lầm khi đặt tên cho thương hiệu mà nhiều người mắc phải nhé!
Thứ nhất: Đặt tên thương hiệu được thực hiện bằng những ký tự đơn giản
Trong tất cả những sai lầm khi đặt tên thương hiệu, bạn không thể bỏ qua những lỗi về sử dụng các ký tự đơn giản. Những ký tự đơn giản ở đây được hiểu là những con số, những ký tự đơn giản mà thường gặp và thường được sử dụng trong hàng ngày, với những ký tự này thì mức phổ thông lớn.
Một ví dụ cụ thể đó là trường hợp của công ty Cổ phần quảng cáo trực tuyến 24h, hiện nay, công ty này là chủ sở hữu của trang tin trực tuyến “24h.com.vn”, họ đã sử dụng ký tự đơn giản “24h” để đặt tên cho thương hiệu của mình.
Điều đáng nói ở đây là theo như thông thường thì họ sẽ được độc quyền sử dụng từ “24h” nhưng đối với trường hợp này thì lại là không. Tại sao lại như vậy? Đơn giản bởi vì tên “24h” này đã vi phạm vào vùng loại trừ của Luật sở hữu trí tuệ hiện nay, bởi nó là những số và ký tự đơn giản.
Khi bạn tìm kiếm trên “24h” trên Google hay một số tìm kiếm khác thì sẽ thấy rằng “24h” được sử dụng hàng hoạt mà không xảy ra vi phạm. Đây cũng là một sai lầm khi đặt tên thương hiệu mà bạn nên lưu ý và tránh các trường hợp trên khi đặt tên cho thương hiệu.
Thứ 2: Đặt tên thương hiệu có ít hơn 3 chữ cái
Một dẫn chứng cụ thể hiện nay đó là: việc Ngân hàng Quân đội đã sử dụng 2 chữ cái “MB” để làm dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu và thương hiệu ngân hàng của họ. Dù đây là một ngân hàng lớn nhưng họ vẫn sẽ mắc sai lầm này và tất nhiên với hai chữ “MB” đó họ sẽ khó để được sử dụng độc quyền nó bởi cũng giống như “24h” thì hai chữ “MB” cũng sẽ phạm vào yếu tố loại trừ.
Đọc thêm: Logo là gì? Tầm quan trọng của logo
Bên cạnh đó, những người khác có thể dễ dàng sử dụng hai chữ cái “MB” mà không vi phạm bất kỳ quy định nào, có thể họ đặt thương hiệu khác là “MB35” hay “MB7”,… với điều này khi xảy ra sẽ rất nguy hiểm, nó có thể dẫn đến các tình trạng làm người dân hiểu sai, hiểu nhầm tới thương hiệu của bạn và không phân biệt được các thương hiệu với nhau.
Để tránh sai lầm khi đặt tên thương hiệu thì cách tốt nhất đó là bạn nên đặt từ 3 chữ cái trở lên để có thể được bảo hộ cao nhất.
Thứ 3: Đặt tên thương hiệu trùng với danh nhân, người nổi tiếng
Theo Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định rõ ràng với các nhãn hiệu, thương hiệu không được bảo hộ nếu tên thương hiệu, nhãn hiệu đó trùng với tên của các danh nhân, người nổi tiếng.
Danh nhân hay người nổi tiếng ở đây được hiểu có thể là những người anh hùng dân tộc, các lãnh tụ vĩ đại, các danh nhân của Việt Nam cũng như trên thế giới.
Một ví dụ cụ thể đó là về một thương hiệu rất nổi tiếng không những tại Việt Nam mà còn nổi tiếng trên thế giới đó là “Phở Lý Quốc Sư”, thương hiệu nổi tiếng này đã đặt trùng với tên của một nhân vật nổi tiếng, là một nhân vật có thật của Việt Nam, chính vì thế mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng tên gọi này một cách hợp lệ mà không phải xin phép hay mua bán gì.
Vì vậy nếu bạn không muốn tên thương hiệu của mình mà có ai lấy để sử dụng thì nên tránh việc đặt tên như thế này ra nhé để không phạm phải sai lầm khi đặt tên thương hiệu.
Hiện nay, ở Việt Nam thì có rất nhiều những trường hợp sử dụng tên của các vị lãnh tụ, những nhân vật nổi tiếng để đặt tên cho thương hiệu, hay đặc biệt hơn là các trường học như: Trường Đoàn Thị Điểm, trường TH Nguyễn Thị Minh Khai ,…
Xem thêm: In card visit tại Hải Phòng
Thứ 4: Đặt tên trùng với những thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng
Tại sao lại gọi là thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng? hay Thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng là gì ? Những thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng đó chính là sự nỗ lực trong kinh doanh của các cá nhân, tổ chức và những thương hiệu này đã được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và trên thế giới.
Hiện nay, có rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam phải kể đến như các thương hiệu như: Apple, Channel, Cocacola, Vinamilk, Viettel,…
Dù các thương hiệu hay các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới tuy chưa thực hiện việc đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhưng mặc nhiên nó vẫn có thể ngăn chặn việc bên khác sử dụng nhãn hiệu của mình, chính vì thế dù bạn mang đi đăng ký tên nhãn hiệu này thì chắc chắn gần như là không thể.
Thứ 5: Đặt tên gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm
Một sai lầm khi đặt tên thương hiệu khác bạn cần lưu ý đó là tránh trường hợp đặt tên thương hiệu gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm.
Có thể một cách đơn giản đó là việc chủ sở hữu của các thương hiệu mang tên của quốc gia A nhưng họ lại không thuộc phạm vi của quốc gia A mà thuộc phạm vi của quốc gia B thì sẽ không được.
Việc đặt nên này sẽ làm cho người dùng có sự nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm, tưởng thương hiệu này là của quốc gia A nhưng thực tế la không phải.
Trên đây là 5 sai lầm khi đặt tên thương hiệu mà chúng ta thường mắc phải khi đặt tên cho nhãn hiệu hay các thương hiệu của mình. Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết này thực sự hữu ích đối với bạn và bạn sẽ tránh được những sai lầm đó và có những tên thương hiệu hay, sáng tạo và độc đáo.
Nhật Thực Media tự hào là đơn vị chuyên nghiệp đồng hành cùng các quý doanh nghiệp về các lĩnh vực:
Sản xuất Video và TVC
Nhận diện thương hiệu
Thu âm Quảng Cáo
Thiết Kế Website
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần truyền thông và giải trí Nhật Thực
Địa chỉ: 304 Trần Tất Văn - Kiến An - Hải Phòng
Hotline: 0975216895 - 0913268884
Điện thoại: 02253.878.878 ext 5
Email: nhatthucmedia@gmail.com
Website: https://nhatthucmedia.com