Làm thế nào để xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp

Chiến lược thương hiệu là tập hợp các giải pháp, kế hoạch dài hạn để tạo ra 1 thương hiệu. Thời đại công nghệ 4.0 với những chiến dịch truyền thông liền kề, nhờ chiến lược xây dựng thương hiệu mà doanh nghiệp dễ thành công hơn. Bởi, sự xác lập kế hoạch cụ thể, tập trung nguồn lực vào mục tiêu chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp bạn không bị lạc lối và khác biệt.

Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược thương hiệu đối với doanh nghiệp

Thực tế hiện nay cho thấy, doanh nghiệp của bạn cần cân nhắc đến chiến lược xây dựng thương hiệu. Vì, hiện nay, có không ít các doanh nghiệp lựa chọn cách hoạt động bằng những kế hoạch ngắn hạn. 

Dù hoạt động tốt, nhưng nếu cách thức này tiếp diễn trong thời gian dài, thì sẽ có cảnh báo. Đầu tiên là doanh nghiệp của bạn sẽ không thể hoạt động nhất quán, hình ảnh mờ nhạt. Tiếp theo đó là doanh nghiệp rất dễ khiến khách hàng lãng quên.

Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp, rõ ràng, chi tiết mang tầm ảnh hưởng không nhỏ, cụ thể:

  • Chiến lược giúp định hướng cho cách thức hoạt động của doanh nghiệp về lâu dài đúng đắn hơn.

  • Góp phần tăng tính cạnh tranh và từ đó bạn có thể làm chủ thị trường mục tiêu hiệu quả.

  • Giúp tạo dựng các định vị thương hiệu, niềm tin cũng như ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Những bước trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp

Nhiều người nhầm lẫn, cách xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu chỉ cần tạo 1 cái tên độc đáo và logo khác biệt. Tuy nhiên, một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp, không giống ai cần nhiều hơn thế. Dưới đây là 7 bước xây dựng chiến lược cho thương hiệu mà bạn có thể tham khảo thêm:

Bước 1 - Luôn luôn là xác định mục tiêu khách hàng

Ai cũng biết, khách hàng mục tiêu là nhóm khách mang lại cho doanh nghiệp doanh thu và lợi nhuận. Do đó, bước đầu trong xây dựng chiến lược thương hiệu bạn cần là xác định khách hàng mục tiêu. Việc xác định được chính xác sẽ giúp bạn tạo dựng được một hình ảnh thu hút họ hơn.

Làm sao để xác định, phân khúc khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp? Bạn chỉ cần dựa vào mô hình 5W sau, bạn có thể xác định được dễ dàng:

  • WHO: Ai là đối tượng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn với các tiêu chí: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,...

  • WHAT: Khách hàng mong muốn điều gì khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn?

  • WHY: Vì sao họ quan tâm và sẽ đến với sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ để làm gì?

  • WHERE: Với W này, bạn cần xác định được chính xác khách hàng mục tiêu ở đâu? Mức thu nhập của họ là bao nhiêu cũng như các sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,...

  • WHEN: Khách hàng đã mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào, lâu chưa và có lặp lại hành động đó?

xây dựng chiến lượng thương hiệu
Mô hình 5W giúp xác định khách hàng mục tiêu dễ dàng, nhanh chóng và chính xác

 

Bước 2- Xác định vị thế cạnh tranh hiện tại của các thương hiệu trên thị trường

Đương nhiên, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, bước thứ 2 là bạn đi nghiên cứu đối thủ. Bạn phân tích đối thủ 1 cách trực tiếp từ điểm mạnh, điểm yếu cho đến vị thế kinh doanh. Điều này sẽ góp phần giúp bạn có những phương án, hướng đi đúng đắn trong kế hoạch của mình.

Để thực hiện điều này, bạn có thể gói gọn trả lời được trong 4 vấn đề sau đây:

  • Xác định thông điệp truyền thông mà đối thủ muốn gửi gắm đến khách hàng.

  • Khảo sát chất lượng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ xem như thế nào?

  • Phát hiện điểm đặc biệt gây ấn tượng trong sản phẩm, dịch vụ của họ.

  • Tìm hiểu về những phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ?

Bạn lưu ý rằng, nghiên cứu đối thủ chứ không phải sao y bản gốc, đây là bước đi khiến đối thủ của bạn thành công thành công hơn. Cái bạn cần là sự sáng tạo, đổi mới và khác biệt với đối thủ để thuyết phục khách hàng. 

Bước 3 - Đi tìm xu hướng và cơ hội trên thị trường

Trong các chiến lược thương hiệu, xu hướng thị trường là một phần không thể bỏ quên. Mỗi ngành hàng, lĩnh vực đều có xu hướng thị trường khác nhau và hoàn toàn có thể thay đổi. Nếu bạn cứ đi theo 1 hướng thì sẽ dễ bị lỗi thời, sớm lạc hậu và nhanh chóng bị sa thải. 

Do đó, để không bị bỏ lại phía sau, bạn buộc phải xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu. Đồng thời, đó cũng là cách xác định cơ hội, thời cơ của doanh nghiệp mình trên thị trường. 

Việc xác định này được thực hiện thông quá trình phân tích và nhận biết sự biến đổi thị trường. Qua đó, bạn sẽ có được những dự liệu hướng đi cũng như các chiến lược mà đối thủ có thể để ý đến. Sau đó, quyết định tìm cho mình hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Cụ thể, những cơ hội hấp dẫn nhất mà bạn cần đáp ứng khi xác định hướng đi thị trường bao gồm: Ước lượng độ tuổi phù hợp chiến lược quảng bá, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

xây dựng chiến lượng thương hiệu
Mỗi ngành hàng, lĩnh vực đều có xu hướng thị trường khác nhau và hoàn toàn có thể thay đổi

 

Bước 4- Đi tìm giá trị cốt lõi của thương hiệu

Trong quá khứ, có không ít những thương hiệu đã làm được điều này, thậm chí là khiến khách hàng ghi nhớ mãi mãi. Xác định giá trị cốt lõi cho thương hiệu là cách giúp doanh nghiệp hoạt động được bền vững, lâu dài. 

Để thực hiện, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi: Niềm tin của doanh nghiệp bạn khi kinh doanh là gì?

Bước 5 - Tiến hành định vị thương hiệu

Bước đi này rất quan trọng đối với một doanh nghiệp trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu chính là điều mà mọi doanh nghiệp mong muốn làm để khách hàng dễ dàng liên tưởng đến mình mỗi khi nhắc đến 1 sản phẩm, dịch vụ nào đó. 

Định vị thương hiệu càng khác biệt, doanh nghiệp của bạn so với đối thủ càng có lợi thế hơn. Bạn có thể định vị thương hiệu dựa trên 9 tiêu chí cụ thể sau đây:

  • Chất lượng thực tế từ sản phẩm, dịch vụ kinh doanh.

  • Giá trị cốt lõi, niềm tin của doanh nghiệp.

  • Tính năng hoạt động của doanh nghiệp.

  • Tiêu chí xác lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

  • Mong ước của khách hàng là gì hay của doanh nghiệp là gì?

  • Đặt ra trực tiếp những giải pháp cho vấn đề của khách hàng.

  • Khác biệt với đối thủ.

  • Cảm xúc của doanh nghiệp.

  • Công dụng của sản phẩm, dịch vụ bạn đang kinh doanh.

xây dựng chiến lượng thương hiệu
Định vị thương hiệu chính là bước đi rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

 

Bước 6 - Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu sáng tạo

Xây dựng nhận diện thương hiệu chính là việc làm giúp bạn được cá nhân hóa, khác biệt và gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Bạn có thể cá biệt hóa bộ nhận diện thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu thông qua:

  • Tên thương hiệu khác biệt, thu hút.

  • Hình ảnh nhận diện, logo độc đáo.

  • Biểu tượng đặc trưng của thương hiệu.

  • Nhạc hiệu vừa nghe đã biết là thương hiệu của bạn.

  • Khẩu hiệu hay thông điệp cũng cần được cá biệt hóa.

Trong quá trình tạo dựng thương hiệu nhận diện, bạn cần lưu ý chúng phải: Dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi và dễ được bảo hộ.

Bước 7 - Quản trị thương hiệu hiệu quả

Bước cuối cùng trong xây dựng chiến lược thương hiệu không thể thiếu là quản trị thương hiệu. Điều này giúp bạn duy trì vị thế và hình ảnh vừa tạo dựng ở trên lâu dài trong thị trường. Bởi, một thương hiệu, dù tầm cỡ đến mức nào, nếu không quản trị sẽ mờ nhạt dần và không còn niềm tin với khách. 

xây dựng chiến lượng thương hiệu
Công ty An Vượng phát triển lớn mạnh với chiến lược Xây dựng và quản trị thương hiệu hiệu quả 

 

Những lưu ý khi xây dựng chiến lược thương hiệu

Bên cạnh việc thực hiện các bước xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn cần lưu ý vài vấn đề sau:

  • Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp để tồn tại lâu dài.

  • Nhất quán trong việc kinh doanh và lãnh đạo công ty, nhất là nhất quán nhưng có thể tái thiết kế. 

  • Nếu bạn không thể thực hiện tốt, bạn có thể nhờ đến đơn vị tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp và hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp cho mọi doanh nghiệp. Hy vọng rằng, bài viết đã mang đến cho bạn những điều hữu ích và thú vị. Khi bạn cần được tư vấn các bước xây dựng thương hiệu, hãy liên hệ Nhật Thực Media để có giải pháp tối ưu nhất nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ NHẬT THỰC

Địa chỉ: 304 Trần Tất Văn - Kiến An - Hải Phòng

Hotline: 0975216895 - 0913268884

Điện thoại: 02253.878.878 ext 5

Email: nhatthucmedia@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nhatthucmedia